Các tư thế hàn cơ bản
Theo tiêu chuẩn của Mỹ thì hàn ghép nối (hàn rãnh) được ký hiệu là (G), hàn góc được ký hiệu là (F). Chữ cái (R) chỉ vị trí hạn chế trong các trường hợp phức tạp.
Theo quy định đó thì chúng ta có các tư thế hàn tương ứng như hàn bằng, hàn đứng, hàn ngang và hàn trần, hàn ống cố định.
Tư thế hàn 6G
Tư thế hàn bằng
Tư thế hàn bằng được thực hiện khi thao tác hàn giáp nối. Nghĩa là hàn hai miếng phôi ghép lại với nhau tạo thành 1 phẳng. Lúc này khi ta thực hiện các mối hàn ở trong không gian thì tạo thành tư thế hàn bằng.
Theo tiêu chuẩn của Mỹ, hàn giáp nối gọi là G. Để chuẩn bị quá trình hàn bằng giáp mối chúng ta cần phải chuẩn bị dòng điện phù hợp với vật hàn. Điều này rất quan trọng bởi nó quyết định chất lượng và tính thẩm mỹ của mối hàn. Điều chỉnh dòng điện tại vị trí hàn này thường từ 120 – 140a.
Tư thế hàn đứng
Do mối hàn nằm tại tư thế đứng cho nên khi hàn trên que hàn thường có các vũng hàn hình thành, khó khăn cho việc thực hiện.
Phương pháp hàn đứng được thực hiện với que hàn có lớp thuốc bọc nhỏ hơn 4mm. Nên lựa chọn hướng hàn từ trên xuống dưới đồng thời chọn dòng điện giảm 10 đến 15% so với khi hàn bằng.
Tư thế hàn ngang
Tư thế hàn ngang được coi là một trong những tư thế hàn khá phức tạp, đòi hỏi người thợ không những nắm vững kĩ năng mà còn phải điều chỉnh dòng điện và thao tác linh hoạt.
Tư thế này có một đặc điểm gây khó khăn cho thợ hàn đó chính là thanh hàn nằm ngang nên khi hàn, kim loại nóng chảy sẽ bị rơi xuống phía dưới, do đó người thợ hàn cần hết sức chú ý để không bị bỏng. Hàn tại tư thế này các mối hàn cũng dễ bị cháy cạnh.
Kĩ thuật thao tác cần chú ý lựa chọn các que hàn có thuốc bọc bên ngoài nhỏ hơn 4mm. Dòng điện giảm hơn 10 – 15% so với tư thế hàn bằng. Hướng hàn tốt nhất nên thao tác từ trái sang phải.
Tư thế hàn trần
Hàn trần cũng là tư thế hàn khó khăn nhất đòi hỏi người thợ phải thao tác chính xác và linh hoạt. Tư thế này được đánh giá là tư thế hàn khó nhất và dễ gây mỏi nhất vì chúng ta luôn phải ngửa mặt để theo dõi, quan sát mối hàn.
Dưới tác động của trọng lực cho nên que hàn thường bị hình thành vũng hàn, dễ xảy ra khuyết tật đóng cục, lẫn sỉ. Đặc biệt cần hết sức chú ý khi hàn vì kim loại nóng chảy sẽ rơi xuống dưới.
Hàn ống cố định
Hàn ống là một trong các kỹ thuật hàn khó nhưng lại được áp dụng nhiều trong các ngành công nghiệp và xây dựng như hàn đường ống dẫn dầu, ống ga, ống tàu..vv. Vì vậy, yêu cầu chất lượng mối hàn cũng khắt khe hơn so với các kỹ thuật hàn khác. Mối hàn phải đạt độ ngấu cao, không có khuyết tật và hồ quang cũng không được chảy rỉ vào bên trong ống.
Là chi tiết khá phổ biến trong công nghiệp, ống thường được ghép với nhau chủ yếu bằng cách hàn sử dụng phương pháp hàn hồ quang tay tại vị trí cố định.
Thường sử dụng các loại que hàn thuốc bọc kiểu cellulose, đường kính nhỏ hơn 4 mm. Hàn theo hướng từ trên xuống đối với đường đáy. Điều chỉnh dòng điện lớn để nung chảy các khuyết tật đường hàn đáy.