Trang chủ
0

(0) Sản phẩm trong giỏ

0 VND

Sự khác biệt giữa hàn vảy cứng, hàn vảy mềm và hàn hồ quang

Hàn vảy cứng, hàn vảy mềmhàn hồ quang là các phương pháp dùng để nối hai hoặc nhiều chi tiết kim loại hoặc các vật liệu khác với nhau. Chúng cũng là các phương pháp để điền đầy các khe hở trong chi tiết kim loại.

Trong hàn nóng chảy, hai chi tiết kim loại (hoặc nhựa nhiệt dẻo) phải tương đồng. Ví dụ như đồng sẽ không hàn được với nhôm. Hàn nóng chảy sử dụng nguồn nhiệt cao để làm nóng chảy và nối hai phần chi tiết với nhau. Vật liệu hàn thường được sử dụng để tăng tính liên kết. Khi hàn đúng quy trình, mối hàn hoàn thiện sẽ bền ngang với vật liệu cơ bản, có thể là hơn. Còn nếu quy trình hàn không thực hiện đúng hay thợ hàn dùng quá nhiều nhiệt thì sẽ làm biến đổi tính chất vật liệu cơ bản/mối hàn và làm yếu mối hàn. Có nhiều quy trình hàn nóng chảy như hàn MIG, hàn với trùm tia điện tử, hàn laser, hàn ma sát khuấy. Đôi khi chúng cũng được sử dụng để cắt các chi tiết kim loại bằng việc làm chảy hết phần chiều dày chi tiết.

Hàn vảy cứng (Brazing) nối hai phần kim loại với nhau bằng nhiệt và kim loại bù (hợp kim) là yếu tố liên kết hai phần chi tiết và nối chúng. Vật liệu bù bắt buộc phải có nhiệt độ nóng chảy thấp hơn kim loại cơ bản. Hàn vảy cứng có thể nối các kim loại khác nhau với nhau như nhôm, bạc, đồng, vàng và niken. Thuốc hàn thường được dùng trong suốt quá trình. Chúng là loại chất lỏng xúc tác khả năng thấm ướt khiến kim loại bù và kim loại cơ bản dễ dàng khuyếch tán vào nhau để tạo ra mối hàn. Chúng cũng giúp loại bỏ một phần oxit để kim loại bù có thể liên kết chặt chẽ với kim loại cơ bản. Thêm vào đó, thuốc hàn còn giúp làm sạch bề mặt chi tiết.

Chi tiết được hàn cứng nếu áp dụng đúng quy trình sẽ bền hơn kim loại cơ bản nhưng sẽ kém hơn với mối hàn bằng phương pháp hàn nóng chảy. Hàn vảy cứng cũng có ít tác động nhất tới các phần kim loại cơ bản.

Hàn vảy mềm (Soldering) về bản chất cũng tương tự như hàn vảy cứng nhưng sử dụng dải nhiệt độ thấp hơn. Theo định nghĩa của Hiệp hội hàn Mỹ, hàn vảy mềm được thực hiện với vật liệu hàn có nhiệt độ nóng chảy thấp hơn 850°F (450°C). Các kim loại có thể hàn vảy mềm gồm vàng, bạc, đồng, đồng thau và sắt. Vật liệu điền đầy được gọi là vảy hàn. Khi kết tinh, chúng liên kết với các phần chi tiết và nối chúng lại với nhau. Loại liên kết này có độ bền thấp hơn liên kết hàn vảy cứng và hàn nóng chảy. Trước đây thường thì vảy hàn sẽ được làm bằng chì, nhưng do yếu tố môi trường nên chúng ta đang dần thay thế bằng những loại vảy hàn có ít hoặc không có chì.

Thuốc hàn được sử dụng trong hàn vảy mềm cũng có ý nghĩa như đối với hàn vảy cứng và hàn nóng chảy là làm sạch bề mặt mối hàn và giúp vật liệu bù dễ dàng liên kết với vật liệu cơ bản.

Hàn vảy mềm cũng được sử dụng để hàn các chi tiết điện, điện tử. Các mối nối này không cần phải chắc chắn hoặc có cấu trúc cụ thể, nhưng các phần có liên kết điện sẽ phải có kết nối với vảy hàn dẫn điện.

Liên hệ Công ty Cổ phần Kim Loại Thủ Đô

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

G

0904.56.8586